Ở môi trường mầm non, ngoài việc rèn luyện tri thức cho trẻ thì để cho trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn tâm sinh lý cần có các hoạt động thể chất và vui chơi đi kèm. Những hoạt động này không chỉ là những hoạt động vui chơi tập thể giúp các em giải trí. Mà quan trọng hơn đó chính là giúp cho các bé tăng cường sức khỏe và tạo sự gắn kết trong môi trường lớp học.
Trò chơi đập bóng
Mục đích trò chơi:
Luyện cho trẻ phát triển sức bật và tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn.
Chuẩn bị chơi:
Các bé tham gia chơi sẽ chia thành nhiều đội, số người trong mỗi đội bằng nhau. Các đội xếp thành hàng dọc. Mỗi đội sẽ cử ra một người đứng cách đội của mình từ 5 – 10m quay mặt lại phía đồng đội tay cầm một chiếc gậy có buộc trên đó một quả bóng, chiều cao sẽ tùy theo từng lứa tuổi của trẻ chơi để khi nhảy lên tay chạm được vào bóng.

Cách chơi:
Khi có lệnh của người điều khiển, những bé đứng đầu hàng của mỗi đội nhanh chóng chạy về phía bạn đang cầm gậy có buộc bóng, nhảy lên làm sao để tay chạm được vào bóng. Sau đó chạy vòng qua bạn đó và trở về lại vị trí của mình, đập tay vào bạn tiếp theo, bé này tiếp tục chạy lên và thực hiện như bé vừa rồi. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đội nào xong trước thì đội đó thắng cuộc.
Yêu cầu:
- Khi nhảy lên, người chơi phải gắng chạm cho được vào bóng. Nếu không chạm vào được, thì bé đó phải làm cho tới khi chạm được vào bóng mới được chạy về chỗ của mình.
- Trẻ cầm gậy có bóng phải giữ nguyên ở một độ cao nhất định (không được đưa xuống thấp hoặc nâng lên cao quá.
- Phải tự giác và trung thực, thực hiện đúng quy định của trò chơi.
Trò chơi chạy tiếp sức
Chuẩn bị:
- Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi thoải mái.
- Kẻ 2 vạch mức song song cách nhau 8 – 10 m, dài khoảng 3 – 4 m.
- Số gậy nhỏ bằng số hàng của 1 bên vạch mức (2, 3, 4 gậy).
Cách chơi:
Cô giáo chia trẻ thành các nhóm nhỏ, xếp thành hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát (2, 3 hoặc 4 hàng). Mỗi trẻ đầu hàng bên trái cầm một cây gậy nhỏ.

Khi có hiệu lệnh của cô giáo, các bé cầm gậy ở hàng bên trái nhanh chóng chạy nhanh sang trao gậy cho những bé đầu hàng bên phải, sau đó chạy đến xếp cuối hàng bên phải. Những bé nhận được gậy nhanh chóng chạy sang đưa cho bạn số 2 của hàng bên trái rồi chạy xếp cuối hàng đó. Trò chơi cứ tiếp diễn liên tục như vậy cho đến khi hết.
Yêu cầu:
- Đội nào về trước và đội hình – hàng ngũ ngay ngắn sẽ là đội thắng.
- Cô giáo cho trẻ chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
Trò chơi Truyền tin
Mục đích của trò chơi
- Giúp rèn luyện trí nhớ cho trẻ.
- Hình thành khả năng phối hợp hoạt động nhóm, giúp trẻ đoàn kết hơn.
Luật chơi:
Phải nói thì thầm với bạn bên cạnh, không được để đội bạn nghe được.

Cách chơi:
Cô giáo cho trẻ đứng thành vòng tròn (có thể chia làm 2-3 nhóm) để thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và đúng hơn. Cô gọi mỗi nhóm một bé lên và nói thầm với mỗi bé cùng một câu. Ví dụ: “Hôm nay bé chăm ngoan”. Hoặc một câu có nội dung bất kỳ cần nhớ.
Các bé đi về nhóm mình và nói thầm vào tai bạn đứng bên cạnh mình và tiếp tục giống vậy cho đến bạn cuối cùng. Bé cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin đúng và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc.
>> Có thể bạn sẽ thích:
Bàn ghế mầm non chất lượng cao giá rẻ cho bé
Top 20 mẫu cầu trượt liên hoàn mẫu mã đẹp chất lượng cao
Những bộ giường ngủ mầm non đẹp chất lượng cho trẻ
Trò chơi chuyền bóng
Luật chơi:
Trẻ nào làm rơi bóng sẽ phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Cô giáo hướng dẫn sẽ chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng.
- Cho trẻ đứng thành hình tròn.(nếu lớp đông có thể chia thành nhiều nhóm).
- Cứ 10 bé thì có một bé cầm bóng.
- Khi cô giáo hô “bắt đầu” thì trẻ cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ.

Trẻ vừa chuyền bóng vừa hát theo nhịp:
” Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào”.
Khi các bé đã chơi thành thạo, cô giáo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ là nhóm thắng cuộc.